Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Những khó khăn chung của doanh nghiệp mới thành lập

Trong thời buổi suy thoái kinh tế như hiện nay, hàng nghìn doanh nghiệp đã khai tử, hàng trăm doanh nghiệp đang xếp hàng chờ chết nhưng cũng không ít doanh nghiệp mới thành lập ra với những khát vọng cháy bỏng. Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn khủng hoảng này? Đó đang là câu hỏi lớn đặt ra cho nhiều ông chủ doanh nghiệp mới cần phải giải.
Mặc dù là doanh nghiệp mới thành lập nhưng trong giai đoạn khủng hoảng lại có những khó khăn và thuận lợi riêng của nó, vấn đề nằm ở chỗ: chủ của doanh nghiệp mới có tận dụng được tối đa thuận lợi của mình trong giai đoạn khủng hoảng hay không?
Nếu như trong giai đoạn kinh tế phát triển bình thường thì các doanh nghiệp lớn, có thời gian hoạt động lâu đời họ đã định vị được thị trường, có thương hiệu và có nguồn khách hàng đều đặn khi đó các doanh nghiệp nhỏ lao vào thị trường thường gặp rất nhiều khó khăn bởi thua kém doanh nghiệp lớn về nhiều mặt. Tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế xảy ra, không chỉ có doanh nghiệp mới thành lập mới gặp khó khăn mà các  doanh nghiệp lớn cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức chẳng hạn như: sự  cồng kềnh của bộ máy, sụt giảm doanh số, nợ đọng ngân hàng, Công nợ phải thu, tồn kho… tất các thách thức khó khăn đó tạo nên một rào cản lớn cho những doanh nghiệp đang hoạt động. Điều tất yếu là nếu các doanh nghiệp đó không vượt qua có thể dẫn đến đỗ vỡ và phá sản. Ngược lại đối với doanh nghiệp mới thành lập, mặc dù chưa có thương hiệu, tài chính hạn hẹp nhưng các vấn đề về tài chính đã được hoạch định 1 cách rõ ràng. Thông thường doanh nghiệp mới thành lập đang chủ động được mọi việc vì họ chưa ra nhập thị trường, Tồn kho và nguồn tiền đang nằm trong kế hoạch. Nhân sự và lãnh đạo mới nhưng có sự nhiệt huyết ban đầu bù đắp đồng thời số lượng nhân sự ít tạo nên một bộ máy linh hoạt và dễ xử lý. Với những lợi thế đó trong giai đoạn khủng hoảng doanh nghiệp nhỏ dễ xoay sở hơn doanh nghiệp lớn rất nhiều bởi việc cắt giảm nhân sự và điều chỉnh chính sách trong doanh nghiệp nhỏ dễ dàng thì với doanh nghiệp lớn và đã hoạt động lâu rồi lại rất phức tạp.

Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp mới thành lập không gặp những thách thức. Doanh nghiệp mới thành lập kinh nghiệm thương trường chưa cao, nhân sự có nhiệt tình nhưng lại yếu nghiệp vụ. Công tác quản lý hành chính và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp nhỏ thường chưa chặt chẽ. Công văn giấy tờ và các quy trình làm việc cũng chưa thực sự đồng bộ. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết được những thách thức của doanh nghiệp mới thành lập?

Hoạch định tài chính chặt chẽ
Doanh nghiệp mới nguồn tài chính hạn hẹp đòi hỏi người quản lý phải hoạch định chặt chẽ. Chỉ thực hiện những chi tiêu mang tính tồn tại và quan trọng, tránh những khoản chi phí mang tính lãng phí và làm cồng kềnh bộ máy.

- Kế hoạch nhân sự tinh ngọn
Thành lập công ty mới cần có một đội ngũ nhân sự tinh ngọn, Tinh về chuyên môn nhưng phải ngọn về tổ chức. Chính vì thế đòi hỏi mô tả công việc của doanh nghiệp mới thành lập phải rõ ràng. Hơn nữa người làm việc trong 1 doanh nghiệp nhỏ thường phải đa năng và có khả năng kiêm nhiệm các vị trí khác nhau.
- Giảm thiểu tối đa các giấy tờ in ấn và những quy trình phức tạp
Do số lượng người ít và nhân sự yếu nên doanh nghiệp mới yêu cầu người quản lý cần ứng dụng triệt để Công nghệ thông tin để quản lý. Đừng tiếc chi phí cho hệ thống phần mềm quản lý trong doanh nghiệp bởi vì có thể bạn bỏ ra 20 triệu để mua phần mềm quản lý nhưng bạn lại tiết kiệm được 2 đến 4 nhân sự trong bộ máy của mình. Điều đó có nghĩa là bạn không phải phình to bộ máy thay vào đó bạn dùng phần mềm như một công cụ hỗ trợ tăng năng suất lao động.
Mặt khác doanh nghiệp nhỏ thường thiếu bộ phận kiểm soát và bảo mật thông tin nên việc ứng dụng phần mềm là một trong những công cụ đắc lực giúp bạn bảo mật thông tin của doanh nghiệp thông qua việc bạn phân quyền cho người nhân viên được làm việc gì và không được làm việc gì?
Đối với nhân viên thì việc ứng dụng văn phòng điện tử sẽ tạo cho họ làm việc hiệu quả hơn và đỡ căng thẳng hơn.Điều này giúp nhân viên tự đào tạo và nâng cao chuyên môn nhanh hơn bởi toàn bộ các kinh nghiệm họ đều được lưu lại và ghi nhận trong hệ thống phần mềm.
Đối với người quản lý thì sao? Người quản lý hoàn toàn có thể nắm bắt toàn bộ quá trình vận hành của doanh nghiệp từ công văn giấy tờ đến thông tin khách hàng và các công việc mà nhân viên của bạn đang làm. Bạn có thể đưa ra những đánh giá khách quan về năng lực và tính kỷ luật của nhân viên. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ giúp bạn tinh giản bộ máy và tránh sự cồng kềnh trong cơ cấu tổ chức. Bạn- 1 người quản lý hiểu hơn ai hết “Quản lý con người là cái khó quản lý nhật trong quản trị kinh doanh”hiều ông chủ doanh nghiệp nghĩ rằng khi nào công ty lớn thì mới quan tâm đến vấn đề văn hóa nhưng thực tế cho thấy rằng doanh nghiệp càng nhỏ càng dễ xây dựng văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp là sợi dây vô hình níu giữ người lao động ở lại với doanh nghiệp đồng thời là nguồn cỗ vũ khích lệ người lao động làm việc hiệu quả hơn. Đừng làm phức tạp khái niệm về văn hóa doanh nghiệp bạn. Bạn nên hiểu rằng con người cần sự chia sẻ và cảm thông, chính vì thế với vai trò là người quản lý bạn phải biết lắng nghe, sẻ chia và cảm thông với nhân viên. Nếu làm được như vậy bạn sẽ hiểu họ cần gì và bạn nên làm gì để thỏa đáng đời sống tinh thần của họ. Việc quan tâm đến nhân viên của mình không có nghĩa là bạn phải làm những việc việc to tác, nó đơn giản chỉ là đặt một bó hoa ở bàn của nhân viên trong ngày sinh nhật, tặng  một bài hát, 1 lời động viện…tất cả nó phải trở thành một khuôn mẫu mà được mọi người thấy nó là cần thiết và họ tự nguyện thực hiện. Thói quen lâu dài đó trở thành một cách đối xử giữa các đồng nghiệp, giữa cấp trên và cấp dưới và sẽ hình thành văn hóa doanh nghiệp. Tất nhiên bạn phải là nguời định hướng xem bạn muốn thấy một hình ảnh doanh nghiệp như thế nào?
Hơn lúc nào hết trong thời buổi khó khăn thách thức luôn là cơ hội cho những doanh nghiệp mới. Với bài viết này tôi mong muốn gửi đến bạn suy nghĩ của cá nhân tôi về những lợi thế của doanh nghiệp mới thành lập. Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Là một nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản lý trực tuyến cho doanh nghiệp trong 7 năm tồn tại và phát triển chúng tôi mong muốn rằng sẽ được chia sẻ những khó khăn và thách thức cùng với các doanh nghiệp để chúng ta có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nước nhà

Văn hóa làm việc
Nhiều ông chủ doanh nghiệp nghĩ rằng khi nào công ty lớn thì mới quan tâm đến vấn đề văn hóa nhưng thực tế cho thấy rằng doanh nghiệp càng nhỏ càng dễ xây dựng văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp là sợi dây vô hình níu giữ người lao động ở lại với doanh nghiệp đồng thời là nguồn cỗ vũ khích lệ người lao động làm việc hiệu quả hơn. Đừng làm phức tạp khái niệm về văn hóa doanh nghiệp bạn. Bạn nên hiểu rằng con người cần sự chia sẻ và cảm thông, chính vì thế với vai trò là người quản lý bạn phải biết lắng nghe, sẻ chia và cảm thông với nhân viên. Nếu làm được như vậy bạn sẽ hiểu họ cần gì và bạn nên làm gì để thỏa đáng đời sống tinh thần của họ. Việc quan tâm đến nhân viên của mình không có nghĩa là bạn phải làm những việc việc to tác, nó đơn giản chỉ là đặt một bó hoa ở bàn của nhân viên trong ngày sinh nhật, tặng  một bài hát, 1 lời động viện…tất cả nó phải trở thành một khuôn mẫu mà được mọi người thấy nó là cần thiết và họ tự nguyện thực hiện. Thói quen lâu dài đó trở thành một cách đối xử giữa các đồng nghiệp, giữa cấp trên và cấp dưới và sẽ hình thành văn hóa doanh nghiệp. Tất nhiên bạn phải là nguời định hướng xem bạn muốn thấy một hình ảnh doanh nghiệp như thế nào?
Hơn lúc nào hết trong thời buổi khó khăn thách thức luôn là cơ hội cho những doanh nghiệp mới. Với bài viết này tôi mong muốn gửi đến bạn suy nghĩ của cá nhân tôi về những lợi thế của doanh nghiệp mới thành lập. Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Là một nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản lý trực tuyến cho doanh nghiệp trong 7 năm tồn tại và phát triển chúng tôi mong muốn rằng sẽ được chia sẻ những khó khăn và thách thức cùng với các doanh nghiệp để chúng ta có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nước nhà

Khó khăn về thị trường

Yếu tố biến động của thị trường và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng là những nguy cơ, thách thức mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải lường trước được. Một bài báo trên tạp chí kinh tế Inc.com có nói rằng: "...Nếu thị hiếu của người dùng có xu hướng giảm đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn hoặc nếu khách hàng tiềm năng đã bị đối thủ của bạn bao trọn về phía họ thì sẽ rất khó khăn để bạn có được khách hàng." Thị trường có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mới vận hành tùy thuộc vào tính chất và vị trí của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh tiềm năng và giá cả sản phẩm. Thị trường đang bão hòa với các sản phẩm và dịch vụ "na ná nhau" có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp của bạn. Để đạt được thị phần đáng kể thì bạn phải có một sự đổi mới nào đó để trở lên thực sự khác biệt, nổi trội so với đối thủ.

Các thách thức về tài chính

Các khó khăn về tài chính của một doanh nghiệp là rào cản lớn nhất "ngăn cản" các đơn vị tiến đến thành công trong kinh doanh. Đôi khi, các chủ doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch dự toán tài chính hoặc tạo ngân sách hoạt động. Việc làm này là cần thiết cho các doanh nghiệp mới để xác định xem sản phẩm hay dịch vụ nào của họ đủ mạnh để hỗ trợ các nhiệm vụ tài chính của doanh nghiệp.

Việc thiếu vốn hoạt động là một mối đe dọa đáng kể cho các doanh nghiệp mới. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì chủ doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản tài chính.
Mới đầu thì tôi khuyên bạn nên đi học kế toán vì nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê kế toán và việc quản lý tài chính khi công ty đi vào hoạt động cũng sẽ tốt hơn.

Nếu bạn tự tin vượt qua được những khó khăn trên hãy tham khảo thêm bài viết sau: http://oceanlaw.vn/news/thanh-lap-doanh-nghiep/Thanh-lap-cong-ty-nam-2015-368/

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Dịch vụ thay đổi con dấu công ty

Thủ tục thay đổi con dấu công ty
Trình tự thực hiện:
Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2- Đến nộp hồ sơ tại trụ sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì  viết giấy biên nhận hẹn trả dấu trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3- Nhận con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu mới tại trụ sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Người nhận đưa giấy biên nhận hoặc giấy hẹn của cơ sở khắc dấu cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí cấp giấy chứng nhận mẫu dấu. Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho người đến nhận kết quả.
* thời gian tiếp nhận, trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Cách thức thực hiện: nơi tiếp dân phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ với trường hợp làm lại con dấu bị mất hoặc khắc lại dấu, bao gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
- Văn bản nêu rõ lý do bị mất hoặc mòn méo, hỏng chữ không rõ nét
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:

+ 02 ngày đối với con dấu của các tổ chức kinh tế.
+ 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với các con dấu khác

Nếu ban còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hoặc có thể sử dụng gói dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên của chúng tôi để được cập nhập thông tin hồ sơ, biểu mẫu mới nhất.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SHTT OCEANLAW
Địa chỉ  : Tầng 8, số 6 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Phone   : (04) 63795 7776 - (04) 63795 7779
Hotline  :
0965.15.13.11 - 0903.481.181

Thành lập công ty cổ phần xây dựng

Quý Khách muốn thành lập công ty cổ phần xây dựng nhưng chưa rõ thủ tục và điều kiện để được đăng ký kinh doanh hãy đến với Luật Oceanlaw, Chúng tôi chuyên về dịch vụ thành lập công ty xây dựng, sẽ cung cấp đầy đủ chứng từ, hồ sơ và tư vấn rõ ràng để quý khách có thể lấy tất cả các ngành nghề xây dựng theo mong muốn.

HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY XÂY DỰNG GỒM:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Tư vấn lựa chọn ngành nghề về xây dựng
Theo quy định về hệ thống mã ngành kinh tế quốc dân (Quyết định 10/2007/QĐ-TTg) lĩnh vực xây dựng thuộc mã sau:
STT Tên ngành nghề đăng ký kinh doanh Mã ngành
1 Xây dựng nhà các loại; 4100
2 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; 4210
3 Xây dựng công trình công ích; 4220
4 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; 4290
5 Phá dỡ 4311
6 Chuẩn bị mặt bằng 4312
7 Lắp đặt hệ thống điện 4321
8 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác 4329
9 Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
10 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác 4390
(Lưu ý: Trên đây là những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, Chúng tôi sẽ đăng ký bổ sung những ngành nghề kinh doanh phù hợp dựa theo những chứng chỉ đào tạo mà Quý khách hàng cung cấp)

Sau khi soạn xong hồ sơ Oceanlaw sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục xin đăng ký thành lập công ty xây dựng cho khách hàng.

Khi thực hiện dịch vụ thành lập công ty của Luật Oceanlaw khách hàng sẽ được:
- Tư vấn suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bất cứ khi nào, ở đâu chỉ cần alo cho Oceanlaw thì mọi việc sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
- Tư vấn miễn phí qua hotline: 0903 481 181

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SHTT OCEANLAW
Địa chỉ  : Tầng 8, số 6 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Phone   : (04) 63795 7776 - (04) 63795 7779
Hotline  : 0965.15.13.11 - 0903.481.181
Email: contact@oceanlaw.vn

Những điều kiện thành lập công ty

Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp là một quyết định khó khăn của các bạn muốn thử sức trong kinh doanh thị trường. Để giúp các bạn trước khi thành lập công ty, xin gửi tới các bạn những lời khuyên, những điều cần biết và tìm hiểu để tham khảo cho dự án thành lập công ty của mình.



Để thành lập công ty và hoạt động trong một lĩnh vực nào đó ta phải đáp ứng các điều kiện thành lập công ty theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, có các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
1. Tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).
2. Trụ sở doanh nghiệp sau khi thành lập công yTrụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
3. Ngành nghề kinh doanh
Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh…
4. Vốn điều lệ và Vốn pháp định
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
5. Thành viên sáng lập để đủ điều kiện thành lập công ty- Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân
- Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Nếu bạn có nhu cầu thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH, muốn được tư vấn thủ tục thành lập công ty cổ phần...hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SHTT OCEANLAW
Địa chỉ  : Tầng 8, số 6 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Phone   : (04) 63795 7776 - (04) 63795 7779
Hotline  : 0965.15.13.11 - 0903.481.181
Email: contact@oceanlaw.vn

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Thủ tục thành lập website kinh doanh quảng cáo để không bị phạt?


Mới đây, Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động đối với một số trang web do hoạt động không phép, sai phép... Vậy thủ tục thành lập website kinh doanh quảng cáo thế nào?
Hỏi:
Thưa luật sư, chúng tôi được biết mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động, thu hồi tên miền đối với một số trang web do hoạt động không phép, sai phép. Hiện tại, công ty chúng tôi đang thành lập website để hoạt động kinh doanh quảng cáo qua mạng internet. Chúng tôi muốn hoạt động trang tin điện tử đúng quy định pháp luật. Tôi muốn xin các luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục thành lập website, cách đăng ký các loại giấy phép hoạt động website.
Hoàng Văn Trường (hoangtruong.... @gmail.com)
Thủ tục thành lập website kinh doanh quảng cáo phải đúng pháp luật (Ảnh minh họa)
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư Tp. HCM) trả lời: 
Thân chào bạn! 
Bạn có thể thực hiện thủ tục yêu cầu cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, như sau:
1. Điều kiện cấp phép
a. Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật tại Việt Nam;
b. Có đủ phương tiện kỹ thuật, nhân sự, chương trình quản lý phục vụ cho việc thiết lập, cung cấp và quản lý thông tin phù hợp với quy mô hoạt động;
c. Cam kết của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung trang thông tin điện tử và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet.
2. Hồ sơ cấp phép
Hồ sơ cấp phép được lập thành 02 bộ, mỗi bộ hồ sơ gồm có:
a. Đơn đề nghị cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, có nội dung cam kết tuân thủ các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet;
b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp;
d. Đề án thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp gồm những nội dung chính sau:
- Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin; các chuyên mục; nguồn tin hợp pháp; quy trình xử lý tin, nhân sự, mẫu bản tin trang chủ và các trang chuyên mục chính.
- Loại hình dịch vụ dùng để cung cấp hoặc trao đổi thông tin (website, forum, blog…);
- Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho việc cung cấp và quản lý thông tin;
- Tên miền dự kiến sử dụng.
Đối với Trang tin điện tử tổng hợp, bạn phải xin được giấy thỏa thuận trích dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí, đơn vị được phép đăng, phát thông tin.
3. Thời gian và quy trình xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Theo phân cấp, các cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh tiến hành xét duyệt hồ sơ. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, đơn vị cấp phép sẽ cấp phép. Trong trường hợp từ chối, đơn vị cấp phép có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Đối với trang tin điện tử hiện nay, các Sở Thông tin Truyền thông các địa phương cấp phép. Các trang mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
4. Bổ sung, sửa đổi, cấp lại giấy phép
a. Khi có nhu cầu thay đổi quy định trong giấy phép về nội dung thông tin, người chịu trách nhiệm, tên miền, tên tổ chức, doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở giao dịch, tổ chức, doanh nghiệp phải có đơn đề nghị trong đó nêu chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi và lý do thay đổi nội dung giấy phép, bản sao giấy phép đang có hiệu lực, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông;
b. Trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới các hình thức khác, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gửi văn bản đề nghị nêu rõ lý do xin cấp lại giấy phép tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
c. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành xét duyệt hồ sơ. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có quyết định bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại giấy phép. Trong trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
5. Gia hạn giấy phép
a. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép muốn gia hạn giấy phép phải gửi hồ sơ xin gia hạn tới Bộ Thông tin và Truyền thông 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ xin gia hạn gồm đơn xin gia hạn giấy phép và bản sao giấy phép đang có hiệu lực
b. Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và xét gia hạn giấy phép trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, doanh nghiệp nộp đơn biết;
c. Giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần và thời gian gia hạn không vượt quá một năm.
6. Thu hồi giấy phép
a. Tổ chức bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Cung cấp nội dung thông tin vi phạm các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet theo văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép không triển khai hoạt động cung cấp thông tin trên mạng Internet theo quy định tại giấy phép được cấp.
b. Tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép không được cấp phép tại ít nhất trong vòng 01 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
7. Thời hạn của giấy phép
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có thời hạn tối đa không quá 05 năm.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Không nỡ “nhả” cho vay tiêu dùng, ngân hàng “đua” lập công ty tài chính

 Trào lưu này diễn ra trong bối cảnh sắp tới, các ngân hàng thương mại có thể sẽ không còn được cho vay tiêu dùng và muốn phát triển mảng kinh doanh "béo bở" này, ngân hàng buộc phải thành lập công ty tài chính.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 diễn ra ngày 22/4 vừa rồi của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã thông qua phương án thành lập Công ty TNHH MTV Tài chính Tổng hợp Ngân hàng Á Châu (Công ty Tài chính ACB) hoặc mua lại một công ty tài chính có vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Theo phương án này, sau khi Công ty Tài chính ACB được cấp phép thành lập, Công ty cho thuê Tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing) sẽ đồng thời xin phép NHNN sáp nhập vào Công ty Tài chính ACB. Theo tính toán của nhà băng này, sau khi thành lập, lợi nhuận sau thuế năm đầu của Công ty Tài chính ACB là 69,4 tỷ đồng, năm thứ hai là 81,9 tỷ và 96,3 tỷ đồng trong năm thứ 3.

Cũng trong mùa đại hội cổ đông 2015, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã trình kế hoạch lập công ty tài chính tiêu dùng thông qua mua lại một công ty tài chính đang hoạt động hoặc chuyển đổi công ty cho thuê tài chính hiện có của BIDV thành công ty tài chính tiêu dùng; hoặc BIDV sẽ thành lập mới công ty tài chính. 

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) thì lại tính kế chuyển một phần Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) thành Công ty tài chính PG Finance sau khi nhận sáp nhập.

Hàng loạt các ngân hàng khác như TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TMCP Nam Á (Nam A Bank), TMCP Phương Đông (OCB), TMCP Đông Á (DongA Bank)… cũng không bỏ qua kế hoạch này.
Việc thành lập công ty tài chính thông qua hình thức sát nhâp, mua lại hiện phổ biến tại Việt Nam. HDBank đã mua lại 100% vốn của Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF). Trước đó, Công ty Tài chính Fullerton Financial Holdings (FFH), công ty con của Tập đoàn Temasek (Singapore) đã nâng mức sở hữu cổ phần tại Mekong Bank (MDB) từ 15% lên 20%. VPBank mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than khoáng sản Việt Nam. Maritime Bank trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty Tài chính Dệt may.

Theo phân tích của Ban lãnh đạo ACB, Việt Nam với gần 90 triệu dân có thu nhập không ngừng cải thiện và yêu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì sẽ phát sinh nhiều nhu cầu tài chính tiêu dùng.
Báo cáo của Công ty Truyền thông tài chính Stox Plus (phát hành đầu năm 2014) cho thấy, tổng quy mô của thị trường tài chính tiêu dùng năm 2013 đạt gần 188.000 tỷ đồng – tương đương 8,88 tỷ USD, với mức tăng trưởng trên 12%, và chỉ chiếm 5,4% GDP.

Cũng theo thống kê của công ty này, quy mô dư nợ chủ yếu là các khoản cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng tài sản như vay mua nhà, sửa chữa, nâng cấp nhà ở, vay mua ô tô... và được thực hiện bởi hệ thống ngân hàng thương mại. Trong khi đó, các khoản vay tín chấp tiêu dùng với giá trị thấp như xe máy, điện thoại, đồ gia dụng... lại có quy mô khá khiêm tốn, chỉ 4% trên tổng số dư nợ, do công ty tài chính tiêu dùng đảm nhận. Do đó thị trường tài chính tiêu dùng còn nhiều tiềm năng cơ hội để phát triển.

Ban lãnh đạo ACB cũng nhận định, hiện nay, hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại và công ty tài chính đan xen nhau do đều cung cấp các sản phẩm như cho vay trả góp để mua xe máy, trang thiết bị gia đình, cho vay phục vụ đời sống...

Nhận thấy được thị trường tiềm năng này, nhiều ngân hàng và công ty tài chính đều chú trọng phát triển lĩnh vực này để gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Xu hướng sáp nhập, mua lại của các ngân hàng thương mại đối với công ty tài chính có phần diễn ra quyết liệt nhưng cũng gặp trở ngại do tình hình tài chính của một số công ty tài chính hiện chưa tốt. Nếu ngân hàng thương mại mua lại sẽ tốn nhiều chi phí khắc phục. Do đó, tự thành lập các công ty tài chính trực thuộc cũng là cách được nhiều ngân hàng thương mại chọn lựa.

Các công ty tài chính tiêu dùng hiện nay đều đang hướng vào cho vay tín chấp tiêu dùng ở ba sản phẩm dịch vụ chính: mua xe máy trả góp, mua sắm gia dụng, cho vay tiêu dùng cá nhân. Cuộc cạnh tranh giành thị phần tín dụng tiêu dùng cũng diễn ra ngày càng gay gắt khi lãi suất cho vay đang ngày càng giảm xuống. Thực tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện thấp hơn so với các công ty tài chính. Tuy nhiên, về thủ tục thì các công ty tài chính có thể giải quyết nhanh chóng hơn so với ngân hàng thương mại.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, và dự thảo Thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Hai thông tư nói trên, một khi được ban hành thì các ngân hàng thương mại có thể sẽ không còn được cho vay tiêu dùng, tùy theo lộ trình do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lại được thành lập công ty tài chính để cho vay tiêu dùng.


Mai Chi

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates, thiet ke web, thiet ke web ban hang, thiet ke web chuan seo , thiet ke web gia re, thiet ke web doanh nghiep, thiet ke web theo yeu cau, Dịch vụ công bố mỹ phẩm nhập khẩu, Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu, Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu, , Dịch vụ thành nlập công ty, The Manor Central Park Bitexco, Shophouse The Manor Central Park, Biệt thự The Manor Central Park, Bat Dong San, Bán biệt thự liền kề, Nội Thất Hữu Bằng, Thiết kế nội thất, Sofa giá rẻ